Mỗi loại phân bón khác nhau cung cấp một giá trị dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với một hoặc nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong đời sống cây trồng.

Mỗi loại phân bón khác nhau cung cấp một giá trị dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với một hoặc nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong đời sống cây trồng. Vì vậy, cần nắm rõ các khái niệm phân bón, vai trò của chúng đối với cây để bón sao cho đúng lúc, đúng thời điểm với nhu cầu của cây trồng.

A. PHÂN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ là những hợp chất  hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, lá, cành cây, chất thải nhà bếp, sinh hoạt, chất thải, chất thải từ nhà máy sản xuất thủy hải sản, than bùn,….

Phân bón hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết để bón cho cây trồng.

Vai trò

+ Cung cấp các chất mùn, chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu, độ xốp và khả năng giữ nước cho đất

+ Tăng khả năng cố định chất dinh dưỡng trong đất

+ Kích thích các vi sinh vật có ích và các hoạt động của chúng trong đất

+ Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Phân loại phân bón hữu cơ gồm:

I/ Phân hữu cơ truyền thống:

Có nguồn gốc từ phân động vật, phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp,…được chế biến bằng các phương pháp truyền thống như phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp

1/ Phân Chuồng:

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Gồm các đa lượng và vi lượng, có hàm lượng tùy thuộc vào từng loại, phương pháp và thời gian ủ.

  • Vai trò:

+ Cung cấp thức ăn cho cây trồng

+ Bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu,

+  Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

  • Cách bón: thường sử dụng bón lót, cần ủ phân thật hoai mục trước khi đem bón

2/ Phân Rác

Được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

3/ Phân Xanh

Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

  • Cách sử dụng:Thường dùng bón lót, vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, lúc làm đất.

II/ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp:

Là nhóm phân bón được chế biến từ những chất hữu cơ bằng một quy trình công nghiệp, tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào như phân hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân vi sinh, phân bón lá hữu cơ.

1/ Phân Vi Sinh

Được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn).

  • Vai trò:

+ Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu,

+ Làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi chất dinh dưỡng

+ Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.

+ Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.

+ Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

+ Làm tăng độ phì cho đất.

1.2. Phân loại phân vi sinh

1.2.1.  Phân vi sinh cố định đạm:

– Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

– Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

1.2.2.  Phân vi sinh phân giải lân:

Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

1.2.3.  Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…

1.3. Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng).

Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

2/  Phân Sinh Học Hữu Cơ

Được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân.

2.1. Vai trò:

– Tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi

– Làm tăng năng suất cây trồng

2.2. Cách bón:

Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *