Nguồn nguyên liệu tự nhiên trên trái đất đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, từ đó chi phí sản xuất nhiên liệu cũng như phân bón tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá lương thực thế giới. Đối mặt với các vấn đề như vậy thì việc con người ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống, đến môi trường sạch, an toàn là điều tất yếu. Và để cải tạo cũng như bảo vệ môi trường, các nhà sáng chế không ngừng nghiên cứu các biện pháp hoặc tìm ra các nguyên liệu thay thế nhằm cải tạo và hạn chế sự ô nhiễm môi trường.Trong đó có việc sử dụng than sinh học để cải tạo đất. Than sinh học được ví như ” vàng đen” bởi những tác dụng quý báu của nó đối với nông nghiệp và môi trường.
1. Than sinh học là gì?
Nguồn nguyên liệu tự nhiên trên trái đất đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, từ đó chi phí sản xuất nhiên liệu cũng như phân bón tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá lương thực thế giới. Đối mặt với các vấn đề như vậy thì việc con người ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống, đến môi trường sạch, an toàn là điều tất yếu. Và để cải tạo cũng như bảo vệ môi trường, các nhà sáng chế không ngừng nghiên cứu các biện pháp hoặc tìm ra các nguyên liệu thay thế nhằm cải tạo và hạn chế sự ô nhiễm môi trường.Trong đó có việc sử dụng than sinh học để cải tạo đất. Nó được ví như ” vàng đen” bởi những tác dụng quý báu của nó đối với nông nghiệp và môi trường
2. Đặc điểm.
– Than sinh học trong quá trình hun sẽ mất nhiều N và S. Tuy nhiên, nếu sản xuất từ một số nguyên liệu giàu N thì có thể giữ được 50%N và tất cả S nếu nhiệt phân ở 450o
C
– Diện tích bề mặt riêng và vi lỗ của than sinh học tăng theo nhiệt độ. Công nghệ sản xuất khác nhau sẽ cho ra các loại than sinh học khác nhau.
–Than sinh học có khả năng trao đổi cation có khả năng hấp thụ kim loại
nặng và các hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Nên nó có tác dụng khử độc cao.
3. Vai trò.
– Cải tạo thành phần trong đất, kích thích vi sinh vật có lợi phát triển.
– Tăng khả năng giữ dinh dưỡng và nước trong đất do trên bề mặt than sinh học có các vi lỗ hút ẩm và dinh dưỡng.
– Trong than sinh học có axít humic chứa các hóc môn giúp cây tăng trưởng. Năng suất cây trồng sẽ cao hơn nếu bón kết hợp với phân khoáng.
– Giúp làm giảm lượng đạm bị mất do biochar có khả năng cố định đạm ngăn sự thấm mạnh mẽ xuống đất.
– Khử mùi và khử trùng tại các trại chăn nuôi.
– Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bởi than sinh học hấp thu 50% CO2 từ sự hô hấp của cây.